Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

7 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG KHI CÒN TRẺ



7 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG KHI CÒN TRẺ

1. Hãy hành động, đừng nói suông

Nếu bạn đang trong tình trạng trên thì chắc chắn không lâu sau, bạn sẽ bị tẩy chay. Bạn bị khinh thường vì chỉ nói trên lí thuyết và không bắt đầu hành động; kế hoạch thì nhiều nhưng áp dụng, tiến hành thì ít.
Muốn thành công thì hãy tự lập, bắt tay vào làm việc, nghiên cứu để chứng minh khả năng của mình.

2. Đừng trì hoãn công việc

Nhiều người sẽ chọn chơi thay vì học, họ nhanh chóng vội vàng hoàn thành bài kiểm tra để thỏa mãn thú vui của mình, làm điều mình thích. Nhưng xin đừng phát triển thói quen như vậy tại nơi làm việc, bởi vì công việc không bao giờ được thực hiện một cách hiệu quả, nó có thể khiến bạn bị "shock" khi nhiều việc bị dồn lại và bị quá tải. Hãy thử xem, khi bạn trì hoãn công việc, nhà lãnh đạo của bạn không thể chịu đựng được sự chậm trễ đó và tự mình làm điều đó - đây là một tín hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn sắp bị "out" không thương tiếc.

3. Đừng để người khác đợi bạn

Trong mọi trường hợp, không nên để người khác phải bỏ dở công việc đang trong đà làm chỉ vì sự chậm trễ của bạn. Ở trường đại học, nó có thể chỉ là một vài lời phàn nàn nửa đùa, nửa thật từ những người bạn, nhưng khi ở nơi làm việc, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho bạn, ví như mất đối tác tiềm năng của công ty chẳng hạn.

4. Đừng tiêu cực, chỉ vì những gì bạn đang làm không phải là sở thích của bạn

Luôn tỏ ra chán chường, uể oải, không muốn làm việc chỉ vì đó không phải là công việc mà bạn thích, chắc chắn tấm vé để bạn nhanh chóng rời khỏi công ty luôn sẵn sàng đợi bạn.
Không ai có thể chọn việc mình thích cả nếu như chỉ đi làm thuê. Nên nhớ tất cả đều là mệnh lệnh. Không làm hoặc là làm đối phó, tức là bạn đã tước đoạt đi quyền được duy trì sự nghiệp của chính mình.

5. Đừng nghĩ rằng các chi tiết không quan trọng

Ở trường đại học, trong một bài luận văn, những chi tiết nhỏ thường khiến nhiều bạn sinh viên không chú ý tới, nhưng chính nó lại góp phần ảnh hưởng tới thành công của bài luận. Như chúng ta biết, bản chất của quản lý trong doanh nghiệp là làm những việc đơn giản đến từng chi tiết. Do đó, vội vàng tìm chìa khóa an toàn có thể khiến bạn đánh mất cơ hội để được thăng chức.

 6. Thay đổi những thói quen xấu từ khi còn là sinh viên để thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai

Thời trẻ, mỗi chúng ta đều có một khoảng thời gian, không gian tự do, thoải mái, không muốn bị làm phiền, không muốn bị thúc ép, thậm chí không muốn nói chuyện với người lạ. Chúng ta còn không sẵn sàng làm những việc theo thời gian quy định, không sẵn sàng, chủ động quan tâm đến người khác...
Những người này đôi khi cũng bị gọi bằng những từ như: "lạnh lùng", "cá tính". Nhưng sau này, trong công việc, bạn phải thay đổi những thói quen, tình trạng này, nếu không bạn sẽ nhanh chóng trở thành người cô độc giữa chốn đông người. Chưa kể, nó còn khiến kỹ năng giao lưu, kết nối của bạn trở nên tệ hại.
Ngược lại, nếu bạn nhanh chóng phá vỡ thói quen xấu, xử lý mối quan hệ trong công việc, cá nhân và dư luận nhanh hơn những người khác thì bạn sẽ dễ tìm kiếm được cơ hội tốt, khởi đầu cho sự thành công trong tương lai.

 7. Đừng trốn tránh trách nhiệm

Rũ bỏ trách nhiệm là một sự phản ánh có điều kiện cho sự sợ hãi. Đừng nghĩ rằng những người khác sẽ không biết lỗi sai của bạn sẽ bỏ qua. Hãy mạnh dạn nhận trách nhiệm của mình, phấn đấu hết mình vì công việc. Làm được những điều trên thì bạn sẽ nhanh chóng thành công, được đối tác tin tưởng, được sếp đề cao, đồng nghiệp kính trọng, ngưỡng mộ.
Nguồn: Doanh nhân đọc sách mỗi ngày Poe

 Chúng tôi ở đây, để cùng bạn!
 Hành trình biết ơn và cùng bạn sống ý nghĩa mỗi ngày
#HocVienNewMe
#ConNguoiMoi
#NguoiNangDoTinCay
#TuVanKhoaHocVanTay
#ABNLP
#VuVanHoan
#vuvanhoannlptrainer.blogspot.com
#vuvanhoanchuyenvientuvankhvt.blogspot.com
#vuvanhoanclbcoachsg.blogspot.com
#0979464622


Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

7 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG KHI CÒN TRẺ



7 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG KHI CÒN TRẺ
1. Hãy hành động, đừng nói suông
Nếu bạn đang trong tình trạng trên thì chắc chắn không lâu sau, bạn sẽ bị tẩy chay. Bạn bị khinh thường vì chỉ nói trên lí thuyết và không bắt đầu hành động; kế hoạch thì nhiều nhưng áp dụng, tiến hành thì ít.
Muốn thành công thì hãy tự lập, bắt tay vào làm việc, nghiên cứu để chứng minh khả năng của mình.
2. Đừng trì hoãn công việc
Nhiều người sẽ chọn chơi thay vì học, họ nhanh chóng vội vàng hoàn thành bài kiểm tra để thỏa mãn thú vui của mình, làm điều mình thích. Nhưng xin đừng phát triển thói quen như vậy tại nơi làm việc, bởi vì công việc không bao giờ được thực hiện một cách hiệu quả, nó có thể khiến bạn bị "shock" khi nhiều việc bị dồn lại và bị quá tải. Hãy thử xem, khi bạn trì hoãn công việc, nhà lãnh đạo của bạn không thể chịu đựng được sự chậm trễ đó và tự mình làm điều đó - đây là một tín hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn sắp bị "out" không thương tiếc.
3. Đừng để người khác đợi bạn
Trong mọi trường hợp, không nên để người khác phải bỏ dở công việc đang trong đà làm chỉ vì sự chậm trễ của bạn. Ở trường đại học, nó có thể chỉ là một vài lời phàn nàn nửa đùa, nửa thật từ những người bạn, nhưng khi ở nơi làm việc, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho bạn, ví như mất đối tác tiềm năng của công ty chẳng hạn.
4. Đừng tiêu cực, chỉ vì những gì bạn đang làm không phải là sở thích của bạn
Luôn tỏ ra chán chường, uể oải, không muốn làm việc chỉ vì đó không phải là công việc mà bạn thích, chắc chắn tấm vé để bạn nhanh chóng rời khỏi công ty luôn sẵn sàng đợi bạn.
Không ai có thể chọn việc mình thích cả nếu như chỉ đi làm thuê. Nên nhớ tất cả đều là mệnh lệnh. Không làm hoặc là làm đối phó, tức là bạn đã tước đoạt đi quyền được duy trì sự nghiệp của chính mình.
5. Đừng nghĩ rằng các chi tiết không quan trọng
Ở trường đại học, trong một bài luận văn, những chi tiết nhỏ thường khiến nhiều bạn sinh viên không chú ý tới, nhưng chính nó lại góp phần ảnh hưởng tới thành công của bài luận. Như chúng ta biết, bản chất của quản lý trong doanh nghiệp là làm những việc đơn giản đến từng chi tiết. Do đó, vội vàng tìm chìa khóa an toàn có thể khiến bạn đánh mất cơ hội để được thăng chức.
6. Thay đổi những thói quen xấu từ khi còn là sinh viên để thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai
Thời trẻ, mỗi chúng ta đều có một khoảng thời gian, không gian tự do, thoải mái, không muốn bị làm phiền, không muốn bị thúc ép, thậm chí không muốn nói chuyện với người lạ. Chúng ta còn không sẵn sàng làm những việc theo thời gian quy định, không sẵn sàng, chủ động quan tâm đến người khác...
Những người này đôi khi cũng bị gọi bằng những từ như: "lạnh lùng", "cá tính". Nhưng sau này, trong công việc, bạn phải thay đổi những thói quen, tình trạng này, nếu không bạn sẽ nhanh chóng trở thành người cô độc giữa chốn đông người. Chưa kể, nó còn khiến kỹ năng giao lưu, kết nối của bạn trở nên tệ hại.
Ngược lại, nếu bạn nhanh chóng phá vỡ thói quen xấu, xử lý mối quan hệ trong công việc, cá nhân và dư luận nhanh hơn những người khác thì bạn sẽ dễ tìm kiếm được cơ hội tốt, khởi đầu cho sự thành công trong tương lai.
7. Đừng trốn tránh trách nhiệm
Rũ bỏ trách nhiệm là một sự phản ánh có điều kiện cho sự sợ hãi. Đừng nghĩ rằng những người khác sẽ không biết lỗi sai của bạn sẽ bỏ qua. Hãy mạnh dạn nhận trách nhiệm của mình, phấn đấu hết mình vì công việc. Làm được những điều trên thì bạn sẽ nhanh chóng thành công, được đối tác tin tưởng, được sếp đề cao, đồng nghiệp kính trọng, ngưỡng mộ.
Nguồn: Doanh nhân đọc sách mỗi ngày Poe

Chúng tôi ở đây, để cùng bạn!
Hành trình biết ơn và cùng bạn sống ý nghĩa mỗi ngày
#HocVienNewMe
#ConNguoiMoi
#NguoiNangDoTinCay
#TuVanKhoaHocVanTay
#ABNLP
#VuVanHoan
#vuvanhoannlptrainer.blogspot.com
#vuvanhoanchuyenvientuvankhvt.blogspot.com
#vuvanhoanclbcoachsg.blogspot.com
#0979464622


Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

7 BÀI HỌC QUÝ


7 BÀI HỌC QUÝ
[chỉ khi lâm vào cảnh khó khăn bạn mới nhận ra]

1. Khi bạn hết tiền, những người bạn xấu sẽ lộ diện
Cho dù bạn có đối tốt với ai đó khi còn giàu có, sự thật là chưa chắc bạn được đối xử tương tự khi trót sa cơ. Sự hào phóng và tử tế không phải lúc nào cũng quay trở lại với bạn khi bạn cần nhất. Tất nhiên không ngoại trừ một số nhỏ những người bạn tốt sẽ luôn dốc lòng giúp bạn.
2. Gia đình là thứ không thể thay thế
Tiền có thể dễ dàng mất đi nhưng tình cảm gia đình thì không như vậy. Những biến cố lớn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, cách sống của mỗi người nhưng cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.
3.Bạn là tài sản lớn nhất của chính mình
Bạn phải tin vào bản thân mình trước khi trao yêu thương cho người khác. Thứ mà bạn cần trân trọng nhất chính là giá trị của bản thân.
4. Tuyệt đối không trông chờ sự thương hại
Thất bại, khó khăn không phải điều chúng ta mong muốn nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh đó cũng không nên thương hại bản thân mình hoặc để người khác thương hại. Nếu cần, chúng ta chỉ nên nhận sự chia sẻ mà thôi.
5.Đừng nắm thứ gì đó quá chặt vì không có gì là mãi mãi
Đơn giản là không có thứ gì tồn tại mãi mãi kể cả sự giàu có, các loại tài sản, thậm chí là tình bạn. Bạn phải sẵn sàng từ bỏ một số người, một số thứ và tận hưởng những gì bạn đang có.
6.Nuôi dưỡng niềm tin và cố gắng hết mình
Hy vọng của những người đang trong cảnh hoạn nạn ẩn sâu bên trong và giúp họ tiến về phía trước. Có thể đó chỉ là chút hy vọng mong manh nhưng đôi khi là tất cả những gì họ có.
7. Trân trọng những người xứng đáng
Gặp khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người nhìn lại và cân nhắc những mối quan hệ quan trọng. Nền tảng bền vững nhất của một mối quan hệ là tình cảm đặt vào trong đó chứ không phải tiền.
Nguồn : Kodia ST Poe
Chúng tôi ở đây, để cùng bạn!
Hành trình biết ơn và cùng bạn sống ý nghĩa mỗi ngày
#HocVienNewMe
#ConNguoiMoi
#NguoiNangDoTinCay
#TuVanKhoaHocVanTay
#ABNLP
#VuVanHoan
#vuvanhoannlptrainer.blogspot.com
#vuvanhoanchuyenvientuvankhvt.blogspot.com
#vuvanhoanclbcoachsg.blogspot.com
#0979464622

5 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT VỚI NGƯỜI THÀNH CÔNG


5 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT VỚI NGƯỜI THÀNH CÔNG

1. KỸ NĂNG TRÌNH BÀY
Trình bày là một kỹ năng quan trọng. Bạn giỏi đến đâu mà không diễn đạt cho người khác hiểu được thì cũng chẳng để làm gì.
CÁC BƯỚC TRÌNH BÀY
Bước 1: Xếp tất cả ý tưởng thành hệ thống
Ý nghĩ của chúng ta thường rất lộn xộn, lủng củng, đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại cho thành một hệ thống có trình tự rõ ràng. Với nội dung dài, bạn nên viết lên giấy hoặc sử dụng các công cụ bản đồ tư duy.
Bước 2: Lựa chọn hành văn phù hợp với người nghe
Mỗi người đều có những sự quan tâm khác nhau và thường họ chỉ “nghe” những cái nó khớp với đúng sự quan tâm của họ. Tốt nhất bạn nên nêu ý cần truyền đạt nhất ở ngay 2 câu đầu tiên.
Trình bày tốt đánh giá ở 4 tiêu chí: Có mục đích rõ ràng + Ngắn gọn + Dễ hiểu + Dễ đọc / dễ nghe
2. KỸ NĂNG TƯ DUY
Kỹ năng tư duy là hiệu quả trong việc sử dụng bộ não.
Hãy thử ví dụ này để biết bạn đang ở trình nào trong sử dụng bộ não:
- GHI NHỚ: Bạn có nhớ quán cafe gần đây nhất mình vào là quán nào không? Bạn đã uống gì ở đó, hết bao nhiêu tiền, quán có màu sắc chủ đạo là gì, bàn ghế trông ra sao? Càng nhớ được nhiều thì khả năng ghi nhớ của bạn càng tốt.
- HIỂU: Khi bước vào quán bạn có hiểu tại tại sao cái quán lại sắp xếp bàn ghế như vậy? Tại sao nó lại bật nhạc nhẹ mà không phải nhạc mạnh, cái giá sách để ở kia làm gì, tại sao nhân viên mặc đồng phục như vậy?
- ỨNG DỤNG: Nếu ai đó hỏi bạn nên đi quán cafe nào khi tới Hà nội thì bạn có lọc được trong các quán cafe mình đã đi để đưa ra một lựa chọn tối ưu?
- ĐÁNH GIÁ: Là việc xác định chuẩn và so sánh hiện tượng, sự vật với cái chuẩn. So với chuẩn thì cái bàn kia đã đủ sạch chưa, cafe có đủ ngon, nhân viên phục vụ đủ tốt không?...
- PHÂN TÍCH: Phân nhỏ một thông tin ra tới mức hiểu sâu nó. Ví dụ, bạn phân tích nhu cầu của khách hàng tới quán để từ đó suy ra rằng tại sao đèn phải mờ ảo, cafe phải đặc, phục vụ phải xinh, phải có giá sách, phải có người trông xe. Cao siêu hơn thì phân tích nhu cầu khách hàng, mô hình kinh doanh, chi phí, doanh thu, lợi nhuận,….
- SÁNG TẠO: Liệu quán cafe này nên được thay đổi như thế nào để có đông khách hơn? Cần thêm dịch vụ gì, cải tiến dịch vụ gì? Cách làm này đã là tốt nhất chưa? Có cách nào hiệu quả hơn ?,…
Tóm lại, nâng cao kỹ năng tư duy chính là liên tục tập luyện những thói quen này:
GHI NHỚ: Nhìn, nghe, cảm nhận sau đó nhớ những thứ đó.
HIỂU: Đặt các câu hỏi tại sao sau đó trả lời luôn.
ỨNG DỤNG: sử dụng được những dữ liệu đã lưu trữ trong bộ nhớ.
ĐÁNH GIÁ: Xác định một cái gì là tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp.
PHÂN TÍCH: Phân tích những cái đã nhìn và nghe cho tới khi hiểu tại sao nó phải thế hoặc không nên như thế.
SÁNG TẠO: Đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời để làm tốt hơn.
3. KỸ NĂNG TỰ HỌC
Kỹ năng tự học dựa vào hình thành thói quen học. Học mọi lúc mọi nơi và học có phương pháp.
Bạn có thể học được từ thành công cũng như thất bại, từ cái đúng cũng như cái sai, từ những ý tưởng thông minh tới những ý tưởng ngu dốt, từ người giàu cũng như người nghèo. Một ngày không học được cái gì thì chưa đi ngủ.
Phương pháp tự học thì có liên quan tới kỹ năng tư duy ở trên. Học phải có trọng tâm và vận dụng được cái đã học trong thực tế nếu không bạn sẽ nhanh chóng quên chúng.
4. KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
Là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của mình và của người khác.
2 BƯỚC QUẢN TRỊ CẢM XÚC
Bước 1: Nhận biết được cảm xúc của mình
Luyện khả năng này bằng cách thường xuyên chú ý đến trạng thái của bản thân và quan sát người khác để biết ta và người khác đang có xúc cảm gì.
Bước 2: Kiểm soát cảm xúc
Một người biết kiểm soát cảm xúc không bao giờ để cảm xúc trở nên thái quá khi đối diện với một sự kiện mà người khác lập tức mất kiểm soát.
Điều này có nghĩa là bạn không dễ bị “dính” bởi những chiêu trò câu view, quảng cáo lôi kéo, thông tin không chính thống. Không phản pháo, tranh cãi to tiếng khi có mâu thuẫn. Không đưa ra quyết định vội vàng khi đang phấn khích. Không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc dâng trào của đám đông…
Điều này không có nghĩa là bạn trở nên vô cảm. Vấn đề chỉ là bạn phải dùng lý trí của mình để xác định một tin nào đó là đúng hay sai, nên hay không nên làm, cảm xúc đi sau cũng không muộn.
Ngoài ra, khơi dậy cảm xúc cũng là một kỹ năng. Bạn hoàn toàn có thể dùng suy nghĩ để từ trạng thái buồn chán sang trạng thái vui vẻ, từ bi quan thành lạc quan. Bí quyết là lưu trữ một số ký ức làm khơi dậy những cảm xúc tích cực, có thể là quá khứ hoặc viễn cảnh tương lai, khi cần thì mang ra hồi tưởng và hình thành xúc cảm tương ứng (như nghĩ tới kẹo là thấy ngọt miệng vậy)
5. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
Bước 1: Nhận thức rằng thời gian là hữu hạn
Hiểu rằng cuộc sống là phép trừ, không thể tùy tiện lãng phí thời gian, nên ở mỗi giai đoạn của cuộc đời bạn phải đạt được một cái gì đó phù hợp.
Bước 2: Làm cho thời gian trở nên khan hiếm
Xác định các mục tiêu. Xác định các công việc cần làm (vượt xa so với cái bạn nghĩ rằng có khả năng làm). Giới hạn thời gian thấp hơn so với giới hạn thời gian hiện tại cho mỗi công việc.
Sự khan hiếm sẽ thúc đẩy bạn sử dụng các công cụ hỗ trợ, tìm cách làm tối ưu.
Bước 3: Ưu tiên cho những thứ quan trọng nhất
Công việc nào càng mang lại giá trị thì càng quan trọng. Tập trung vào làm những việc đáng làm và loại bỏ những việc vặt.
Bước 4: Thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh
Tổng kết lại mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm. Rút ra những thứ cần thay đổi trong khoảng thời gian tiếp theo.
Nguồn : Chiến lược sống ST

Chúng tôi ở đây, để cùng bạn!
Hành trình biết ơn và cùng bạn sống ý nghĩa mỗi ngày
#ConNguoiMoi
#NguoiNangDoTinCay
#TuVanKhoaHocVanTay
#ABNLP
#VuVanHoan
#vuvanhoannlptrainer.blogspot.com
#vuvanhoanchuyenvientuvankhvt.blogspot.com
#vuvanhoanclbcoachsg.blogspot.com
#0979464622



3 NGUYÊN TẮC KẾT BẠN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG MÀ BẠN CHƯA BIẾT



3 NGUYÊN TẮC KẾT BẠN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG MÀ BẠN CHƯA BIẾT
-------------------------------------------------
Số 1: Bạn bè không nhờ, cần hạn chế chủ động giúp
Khi đối phương đã không muốn mở miệng đề xuất bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía người ngoài, đồng nghĩa với việc họ muốn tự lực cánh sinh bằng chính bản lĩnh của mình để giải quyết khó khăn đó.
Đặc biệt là với những người thông minh, bản lĩnh và có lòng tự trọng cao, khi chúng ta tùy tiện mở lời hoặc ra tay giúp đỡ, họ sẽ cảm thấy năng lực của mình không được tôn trọng. Lòng tốt của chúng ta sẽ trở thành dư thừa.
Do đó, đừng ban phát một cách ngẫu nhiên mà chỉ giúp đỡ khi đối phương thật sự ở vào thời điểm cần đến mình.
Số 2: Mối quan hệ quan trọng ở chất, chứ không phải ở lượng, và giúp đỡ cũng như vậy
Chỉ khi sự hỗ trợ của chúng ta đem tới giá trị thiết thực mang tính trợ giúp, đó mới là hành động có ý nghĩa. Vào thời điểm đối phương thật sự khó khăn, và tìm đến chúng ta, đồng nghĩa với việc chúng ta có năng lực và bản lĩnh ở phương diện đó, có thể giải quyết vấn đề cho họ.
Ngược lại, nếu họ tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác, tương đương với việc năng lực của chúng ta không đem tới giá trị thiết thực trong một khía cạnh nào đó mà họ gặp phải. Giá trị đó không do chính chúng ta quyết định nằm ở phán đoán của người trong cuộc.
Không ai đi hỏi một anh luật sư cách để bán mở rau ngoài chợ thế nào cho được giá cả. Điều đó không có nghĩa anh luật sư không giỏi, mà là năng lực của anh ấy không phù hợp và đem tới giá trị tối ưu cho vấn đề cần giải quyết mà thôi.
Nếu áp đặt giá trị của bản thân vào hoàn cảnh người khác, lòng tốt của chúng ta chỉ đem tới cảm giác khó xử cho cả hai bên. Đối phương không từ chối nhưng chưa chắc đã vui vẻ nhận. Dù có nhận, họ cũng không cảm thấy biết ơn trong lòng. Do đó, động thái này chỉ để lại những ảnh hưởng tiêu cực, gây rạn nứt mối quan hệ của cả hai.
Số 3: Người không nên kết bạn, hãy tránh xa
Người Trung Quốc có câu: "Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Một lần bất trung, trăm lần bất dụng." Khi một người đã phạm sai lầm ở lần thứ nhất, không ai có thể đảm bảo rằng, sai lầm đó sẽ không xuất hiện ở lần thứ hai. Cho dù chúng ta rộng lượng bỏ qua thì sự tin tưởng cũng khó lấy lại được. Có rất nhiều chuyện chúng ta không thể dùng cảm tính để cân nhắc, kết bạn cũng là một trong số đó.
Cần phải đặt ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn nhất định để có thể chọn bạn mà chơi, gần đèn thì sáng. Đối với những người sống không có nguyên tắc và kỉ luật, những người không đáng giá để kết bạn, tốt nhất cần tránh xa và không quan hệ hợp tác.
Lẽ thường ở đời, vinh hoa phú quý thì kẻ đón người đưa, sa cơ lỡ thế kiếm ai cậy nhờ. Phải trải qua nhiều sóng gió, va vấp ít nhiều, người ta mới thấu hiểu hết. Do đó, bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Giống như một xe khoai tây chất đầy, không bằng cầm theo một viên ngọc quý.
ST.
Chúng tôi ở đây, để cùng bạn!
Hành trình biết ơn và cùng bạn sống ý nghĩa mỗi ngày
#ConNguoiMoi
#NguoiNangDoTinCay
#TuVanKhoaHocVanTay
#ABNLP
#VuVanHoan
#vuvanhoannlptrainer.blogspot.com
#0979464622


TUỔI TRẺ NHƯ MỘT CHÚ NGỰA



TUỔI TRẺ NHƯ MỘT CHÚ NGỰA
Ngày xưa, có một con Thiên lý mã tuổi trẻ tài cao, ngày ngày nó chau chuốt lông bờm gọn gàng, bóng mượt để chờ đợi người chủ lý tưởng của nó xuất hiện.
Rồi một ngày, có một thương lái đến bên cạnh nó và nói: “Ta là một thương nhân, ta cần một con ngựa trẻ, khỏe, giúp ta vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi, không biết ngươi có đồng ý theo ta không?”.
Thiên lý mã miễn cưỡng trả lời: “Như tôi là phải chinh chiến sa trường, ít ra cũng phải là vật cưỡi của hoàng đế hay tướng quân, sao tôi lại đi kéo hàng hóa được chứ”.
Lại đến một ngày, có một người lính đến tìm nó và nói: “Ta bây giờ phải đi ra trận, ta cần một người bạn để hỗ trợ cho ta, một chú chiến mã sẽ giúp ta giành được chiến thắng, và ngươi chính là chú ngựa mà ta đang cần”.
Thiên lý mã bực bội nói: “Như ngươi mà có thể chiến thắng ư? Có thể cho ta cỏ non ư? Có thể cho ta được cái chuồng tốt ư? Ta còn lâu mới chịu khổ cùng ngươi”.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, người đến tìm Thiên lý mã rất nhiều, nhưng không vì cái này cũng vì cái khác mà Thiên lý mã từ chối, và nó vẫn tin rằng nó phải thuộc về hoàng đế hay tướng quân.
Cuối cùng cũng đến một ngày, hoàng đế ngự giá thân chinh sa trường, đại thần dán cáo thị tìm kiếm ngựa tốt khắp nơi, Thiên lý mã thấy thế liền tìm đến vị đại thần và nói: “Các người không cần phải tìm đâu xa, ta chính là Thiên lý mã mà các ngươi đang cần”.
Vị đại thần nhìn nó một lúc, hỏi: “Muốn đi đánh trận, chúng ta cần phải thuộc các tuyến đường của đất nước, như vậy mới đảm bảo được an toàn, ngươi có thuộc bản đồ đường đi của nước chúng ta không?”.
Thiên lý mã lắc đầu nói: “Tôi không biết, tôi chưa đi bao giờ”.
Vị đại thần tiếp tục hỏi: “Vậy ngươi đã từng tham gia đánh trận chưa? Hay ngươi đã có kinh nghiệm nào chưa?”.
Thiên lý mã vẫn lắc đầu.
Vị đại thần lại hỏi: “Vậy ta cần ngươi để làm gì chứ?”.
Thiên lý mã vui mừng nói: “Tôi ngày phi ngàn dặm, đêm phi tám trăm dặm”.
Sau đó, vị đại thần liền cho Thiên lý mã chạy thử một vòng, nhưng chạy được vài bước nó đã chạy không nổi nữa, lúc này Thiên lý mã mới chợt nhận ra rằng: Nó đã già mất rồi.
-----------------------------
Chúng ta vẫn còn trẻ, và chính vì còn trẻ nên chúng ta việc gì cũng có thể làm, khó khăn thế nào cũng có thể vượt qua, nhưng chúng ta lại không muốn làm bất cứ việc gì, thấy khó là lại chùn bước. Và khi chúng ta thật sự gặp được nhà tuyển dụng như ý giống như hoàng đế hay tướng quân mà Thiên lý mã mơ ước, liệu chúng ta có nhận ra rằng, cái họ cần là người có thể hỗ trợ họ chứ không phải là người chỉ biết hoang tưởng.
Thiên lý mã có thể lựa chọn thương lái đi khắp thế gian hay người lính chinh chiến sa trường, cũng giống như người trẻ tuổi có thể lựa chọn đi làm trong công ty rồi phấn đấu dần lên làm sếp, hay lựa chọn khởi nghiệp để có sự nghiệp cho riêng mình.
Theo: Cafebiz.
Chúng tôi ở đây, để cùng bạn!
Hành trình biết ơn và cùng bạn sống ý nghĩa mỗi ngày
#ConNguoiMoi
#NguoiNangDoTinCay
#TuVanKhoaHocVanTay
#ABNLP
#VuVanHoan
#vuvanhoannlptrainer.blogspot.com
#0979464622

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Hai hệ quy chiếu




1 - Lấy cái tôi cá nhân làm trung tâm

2 - Lấy lợi ích của người khác làm trung tâm

Coi chừng bạn cứ nghĩ mình giải quyết vấn đề cho nhiều người là tốt, tốt ở góc nhìn nào đó là hệ quy chiếu của bạn.

Cười cũng là một cách,

Cho tiền cũng là một cách,

Coaching cũng là một cách

Hiện diện cũng là một cách

Và cái một cách đó là góc nhìn khác nhau

💝 Quan trọng là điều hướng quân bình hai điều này ít ai làm được,

Phần thưởng bạn sẽ không thấy, chỉ Người trao nó mới có.

💝 Vậy cứ lên đường tìm đúng Người, cho đúng cách, mần đúng cách, liên lỉ và hy sinh

Và bạn lấy hệ quy chiếu nào làm trung tâm?

Tui được nghe Anh tui chia sẻ có hai hệ quy chiếu...ở trên!

Ps: Hình ảnh mang tính chất minh họa, với hai mẹ con Omi _Bà mẹ của bốn đứa nhóc!

Sự trì hoãn thay đổi

 Con người ai cũng muốn thay đổi Và để thay đổi thì họ luôn có một sự trì hoãn cực kỳ lớn Bạn có biết vì sao không?